Description

VI. Cấu tạo của RAM máy tính Để thực hiện được vai trò, nhiệm vụ như trên, người ta đã thiết kế bộ nhớ ram với thành phần cấu tạo như sau: Bo mạch Bo mạch là bảng mạch nơi chứa và kết nối tất cả các thành phần linh kiện cũng như kết nối RAM với máy tính qua mạch bán dẫn silic. Vi xử lí Vi xử lí điều khiển hoạt động lưu trữ, truy xuất dữ liệu. Vi xử lí có thể đồng bộ với bộ nhớ (SDRAM) hoặc không đồng bộ (DRAM) để đơn giản hóa giao diện điều khiển, tránh hình thành các tín hiệu không cần thiết. Ngân hàng bộ nhớ Ngân hàng bộ nhớ là tập hợp các mô-đun lưu trữ dữ liệu. SDRAM luôn có ít nhất 2 ngân hàng bộ nhớ trở lên. Trong đó, 1 ngân hàng bộ nhớ đặc biệt có thể truy cập vào các ngân hàng khác. Chip SPD Chip SPD (Serial presence detect) nằm trên bo mạch SDRAM, đây là nơi chứa thông tin liên quan đến bộ nhớ như: Kích thước, tốc độ, chủng loại và thời gian truy cập để máy tính truy cập kiểm tra khi khởi động. Bộ đếm Bộ đếm có nhiệm vụ theo dõi địa chỉ cột đảm bảo truy cập tốc độ cao. 2 hình thức truy cập cụm dữ liệu của nó là cụm tuần tự và cụm xen kẽ. V. Những thông số cơ bản của RAM PC Khả năng hoạt động của RAM máy tính được đánh giá trên những thông số kỹ thuật đặc trưng. Để tìm mua sản phẩm chất lượng, bạn có thể dựa vào những thông tin sau: Dung lượng của RAM Dung lượng (Capacity) là lượng dữ liệu mà bộ nhớ có thể lưu trữ. Dung lượng phổ biến là: 2GB, 4GB,… trở lên. BUS của RAM RAM được chế tạo với nhiều dây điện nhỏ - giống như đường ống nước, Bus RAM là hành lang dẫn truyền dữ liệu từ bộ nhớ trong này ra các bộ phận của máy tính. Giá trị bus cho biết số lượng kênh truyền dẫn dữ liệu bên trong RAM. Giá trị này càng lớn nghĩa là lưu lượng dữ liệu có thể xử lý cùng lúc càng nhiều. Loại RAM (DRAM, SRAM và SDRAM) RAM gồm 2 loại chính sau: - SRAM (Static RAM) tức RAM tĩnh là loại lưu trữ dữ liệu từ lúc khởi động đến khi tắt máy. Nó được dùng lưu trữ dữ liệu khởi động. - DRAM (Dynamic RAM) hay RAM động được dùng lưu trữ dữ liệu tạm thời phục vụ quá trình chạy ứng dụng. Khi tắt ứng dụng, tắt máy tính, vùng nhớ này sẽ bị xóa bỏ hoàn toàn. Từ đây, người ta cũng nhắc đến SDRAM (Synchronous Dynamic RAM - SDR) tức RAM đồng bộ: Là sản phẩm sử dụng tín hiệu xung nhịp để đồng bộ hoá hoạt động. Các loại RAM động: - SDRAM (viết tắt của Synchronous Dynamic RAM): Hay còn gọi là ram đồng bộ. - DDR (Double Data Rate SDRAM): Là phiên bản cải tiến của SDR có 184 chân, hiện rất ít máy tính còn sử dụng - DDR2: Là phiên bản nâng cấp của DDR, DDR2 có 240 chân cho tốc độ tăng đáng kể, hiện này được sử dụng trong các máy tính đời cũ. - DDR3: Là dòng ram đang được sử dụng rộng rãi, tốc độ cao. - RDRAM (Rambus Dynamic RAM): thường được gọi là Ram bus, được chế tạo theo kỹ thuật hoàn toàn mới so với các thế hệ trước. - DDR4: Ra đời năm 2014, thay thế cho DDR3, nâng cấp về tốc độ truyền tải đạt từ 2133-4266 MHz, dùng điện áp thấp hơn chỉ 1.2V. Thêm nữa RAM DDR4 cũng có giá đắt hơn DDR3. Các loại ram động trong máy tính Công nghệ DDR (Double Data Rate) DDR (Double Data Rate) là gốc đôi tốc độ dữ liệu. Theo đó, loại RAM được sản xuất theo công nghệ DDR có khả năng truyền 2 khối dữ liệu trong 1 xung nhịp. Chính vì thế mà tốc độ truyền dữ liệu của nó nhanh gấp đôi. Đa kênh Đa kênh ở đây nói về khả năng lắp đặt đồng thời 2 hay nhiều RAM trên 1 máy tính. Khi máy tính chỉ lắp 1 thanh RAM, chế độ hoạt động của máy là 1 kênh (Single Chanel) – 1 đường truyền duy nhất giữa CPU và RAM. Khi được cắm thêm RAM, máy tính hoạt động động trong chế độ Dual Channel cho phép dữ liệu truyền theo 2 con đường. RAM chạy đa kênh phải được lựa chọn, kết hợp hợp lý. Tốc độ xung truyền tải dữ liệu (Bus Speed) Bus Speed hay tốc độ xung truyền tải dữ liệu là lượng dữ liệu được truyền trong 1 giây của RAM. Băng thông (Bandwidth) Bandwidth hay băng thông bộ nhớ là tốc độ đọc dữ liệu tức lượng dữ liệu đọc được trong 1 giây (MB/s). - Công thức tính băng thông RAM là: Bandwidth= (Bus Speed x Bus Width) / 8 Trong đó, Bus width là chiều rộng của bộ nhớ. Đa số các loại RAM hiện nay có Bus with là 64. Tuy nhiên, Bandwidth thực tế thường nhỏ hơn con số lý thuyết. ECC (Error Checking and Correction – kiểm tra và sửa lỗi) ECC cho biết khả năng kiểm tra và sửa lỗi của RAM. 2 loại RAM ECC là: - ECC Unbuffered (ECC UDIMM) không có thanh ghi hay bộ đệm trên module bộ nhớ, các lệnh truy xuất được đưa trực tiếp đến module bộ nhớ. - ECC Registered (ECC RDIMM) là loại có thanh ghi trên bộ nhớ giúp giảm tải khối lượng điều khiển của CPU. Khi hoạt động, lệnh truy xuất gửi đến thanh ghi rồi chuyển tới module bộ nhớ nên tốc độ của nó lại chậm hơn ECC RDIMMECC RDIMM dùng trong các Server/WS lớn với Dual CPU hoặc hơn. CAS (Column Address Strobe) hay còn gọi là Độ trễ (Latency) CAS là thời gian dòng lệnh được chuyển xuống RAM và phản hồi lại CPU. Refresh Rate - Tần số làm tươi Refresh Rate: Cho biết số lần/giây thiết bị tiến hành nạp lại điện cho tế bào điện tử nhằm duy trì dữ liệu bên trong nó.   - Website: https://hoanghapc.vn/ram-bo-nho-trong - Showroom Hà Nội: 94E-94F Đường Láng , Phường Ngã Tư Sở , Quận Đống Đa, Hà Nội - Showroom Hồ Chí Minh: 260 Lý Thường Kiệt, Phường 14, Quận 10, Hồ Chí Minh - Điện thoại : 0969.123.666 - 0968.123.666 - Email : hoanghapcws@gmail.com - Hashtag: #rampc #rammaytinh

 

Homepage

https://hoanghapc.vn/ram-bo-nho-trong

No products in the cart.

×