Description

Những kiến thức căn bản cần nắm về nguồn máy tính Nguồn PC hoanghapc là một bộ phận vô cùng quan trọng với chiếc máy của bạn, vì vậy nếu không hiểu rõ về nó, bạn có thể sử dụng máy tính không hiệu quả. Hơn nữa, việc không có kiến thức về bộ nguồn còn khiến bạn không thể xác định được nguyên nhân của lỗi máy. Bạn có thể tốn khá nhiều chi phí cho việc khắc phục và không rõ vấn đề nằm ở đâu. Nếu đang gặp tình trạng này, bạn hãy tham khảo và ghi nhớ những thông tin cơ bản dưới đây nhé.  Công suất nguồn máy tính Nguồn máy tính có công suất được tính trên nhiều phương diện như công suất tiêu thụ, tối đa, cung cấp,... Nhìn chung, công thức để xác định đại lượng này trong bộ nguồn là: W = V x A. Trong đó V là hiệu điện thế, A là cường độ dòng điện với đơn vị lần lượt là Volt và Ampe.  Công suất cung cấp của nguồn máy tính được tính bằng tổng công suất được cấp cho các thiết bị có trong máy. Công suất tiêu thị là chỉ số mà bạn sẽ phải quy thành tiền mặt để trả cho nhà cung cấp điện.  Công suất khả dụng cho một chiếc máy tính cần phải nằm ở mức 350W trở lên để các thiết bị hoạt động bình thường. Những công suất mà nhà sản xuất ghi trên thông tin của nguồn khi bạn mua chỉ là công suất trong điều kiện lý tưởng. Khi mua bạn cần cộng thêm từ 100 - 150W thì mới có được sản phẩm đáp ứng nhu cầu sử dụng của máy.  Các đường điện có trong PSU Như bạn đã biết, để chiếc máy tính của bạn hoạt động, nguồn sẽ nhận dòng điện và xuất ra điện năng tương ứng với từng thiết bị. Những dòng điện này được chia thành các đường điện khác nhau mang theo ký hiệu và ý nghĩa riêng. Cụ thể:  Đường điện +3.3V: Chỉ xuất hiện trên PSU hiện đại khi chuẩn ATX ra đời, chủ yếu được cung cấp cho bộ nhớ chính. Dây biểu thị cho đường điện này có màu cam.  Đường điện +5V: Đây là đường điện cung cấp cho bo mạch chủ cùng các linh kiện ngoại vi trên các bộ xử lý đời thấp. Dây biểu thị cho đường điện này có màu đỏ. Đường điện +12V: Cung cấp điện cho ổ cứng, card màn hình và CPU là đường điện quan trọng nhất trong hệ thống nguồn máy tính. Dây biểu thị cho đường điện này có màu vàng.  Đường điện -5V: Được sử dụng cho các mạch cấp điện cho khe cắm ISA đời cũ và ổ đĩa mềm, được biểu thị bằng dây màu đỏ.  Đường điện -12V: Được sử dụng cho cổng Serial, rất ít xuất hiện trong hệ thống nguồn máy tính mới, có công suất rất thấp. Dây biểu thị có màu vàng.  Đường điện có dấu (+) sẽ chiếm vai trò quan trọng hơn với những đường điện có dấu (-) và chỉ số A của nó càng cao càng tốt. Đường điện âm thường được lược bỏ trong hệ thống máy tính, hiện tại còn xuất hiện rất ít trong các thiết bị trên thị trường.  Chuẩn của bộ nguồn máy tính  Tùy vào loại máy tính bạn đang sử dụng là gì mà chuẩn của bộ nguồn cũng sẽ có sự khác nhau. Hiện tại, người ta thấy có hai chuẩn chính đang hoạt động là chuẩn nguồn AT và chuẩn nguồn ATXChuẩn nguồn AT AT là từ viết tắt của Advanced Technology được sử dụng trong các máy tính đời cũ. Hiện tại, nó không còn được ưa chuộng vì kém hiệu quả hơn ATX, đồng thời có công suất thấp và không thể tự động tắt nguồn.  Chuẩn nguồn ATX Đây là chuẩn nguồn mới được sản xuất để thay thế cho chuẩn cũ AT, khắc phục những thiếu sót còn tồn tại trên sản phẩm cũ. Mặc dù đã có nhiều chuẩn nguồn khác được sản xuất nhưng đây vẫn là chuẩn được ưa chuộng nhất. Để sử dụng, bạn chỉ cần bật tắt thông qua nối mạch 2 chân cắm hoặc phần mềm. Nó cũng có khả năng tự động ngắt khi dòng điện có vấn đề và có công tắc tổng để ngắt nguồn điện ra khỏi máy.  Các chuẩn đầu ra và các loại chân cắm trên PSU Chuẩn đầu ra và chân cắm trên nguồn máy tính cũng là vấn đề bạn cần quan tâm. Chúng sẽ giúp bạn có thêm lựa chọn đúng khi có nhu cầu mua sắm thiết bị mới. Chuẩn đầu ra Chuẩn đầu ra của nguồn máy tính hiện nay có khá nhiều dạng, chủ yếu gồm:  - ATX12V: jack chính gồm 24 chân và jack phụ gồm 4 chân cắm; - ATX 12V: jack chính gồm 20 chân và jack phụ gồm 4 chân cắm; - ATX: chỉ có jack chính bao gồm 20 chân cắm; - EPS12V: jack chính gồm 24 chân và jack phụ gồm 8 chân cắm;  - WTX: chỉ có jack chính bao gồm 24 chân cắm.  Các loại chân cắm Hiện nay, các dây cắm của bộ nguồn máy tính đã được biểu thị bằng màu để người dùng có thể phân biệt. Ngoài các màu sắc được trình bày trong phần đường điện, nguồn còn có dây màu đen được gọi là dây mát. Những dây này khi tập hợp lại với nhau sẽ tạo ra các chân cắm gồm:  - Dây điện phụ 12V: gồm 2 chân 12V và 2 chân mát;  - Molex: được dùng để kết nối ổ cứng, ổ quang, card màn hình và quạt tản nhiệt cho bo mạch chủ cũ; - Đầu cắm ổ SATA: có 2 đến 4 cổng kết nối dạng dẹp được dành riêng cho ổ cứng SATA; - Đầu cắm ổ đĩa mềm: dùng cho các ổ đĩa mềm trên máy tính cũ, ổ cứng mới, bao gồm 1 dây +5V, 1 dây +12V và 2 dây đen; - Đầu cắm nguồn chính: được sử dụng cho các mainboard có đầu điện 20 hoặc 24 chân cắm chính; - Đầu cắm EPS12V: sử dụng cho bo mạch chủ của máy tính trạm workstation thuộc hệ thống chuyên nghiệp, có 8 chân cắm; - Đầu cắm PCI-Express: là chân cắm cần thiết và quan trọng nhất trong bộ nguồn máy tính hiện đại.  Thời gian duy trì điện (Hold-up time) của PSU máy tính Khái niệm Hold-up Time được sử dụng để xác định thời gian mà bộ nguồn có thể duy trì được đường điện ra ở định mức phù hợp khi nguồn điện đầu vào ngắt. Thông thường tình trạng này xảy ra khi điện bị mất đột ngột khiến máy tính không kịp xử ls. Đơn vị của giá trị này được xác định bằng mili giây, là khoảng thời gian mà bộ nguồn máy tính có thể duy trì được khi điện mất bất ngờ.  Việc xác định được giá trị Hold-up Time giúp người dùng sử dụng máy tính tại những nơi có lưới điện chập chờn có thể chuẩn bị trước. Nó sẽ giúp hạn chế hư hỏng xảy ra trên thiết bị và duy trì tuổi thọ của máy tính. Hiện nay, với những chiếc máy sử dụng chuẩn nguồn ATX thì giá trị này nằm ở mốc 17 mili giây. Chỉ số Hold-up Time càng cao thì thời gian để máy tính bị tắt khi mất điện càng lâu.  Chuẩn hiệu suất chuyển đổi điện năng Mức chuẩn này được xác định nhằm thể hiện độ hiệu quả trong hoạt động chuyển đổi của nguồn máy tính. Bạn nên chọn những bộ nguồn được cấp chứng nhận 80Plus vì chúng để là sản phẩm có hiệu suất cao, tiết kiệm điện năng.  Các chứng chỉ 80 Plus đánh giá hiệu suất nguồn PSU Kích thước nguồn máy tính Kích thước của nguồn máy tính không đồng nhất mà sẽ có sự khác nhau tương ứng với chuẩn nguồn. Đa số chúng sẽ có công suất từ 250 đến 1000W để có thể đáp ứng được nhu cầu sử dụng. Chiều cao của bộ nguồn sẽ dao động từ 63 - 120mm, chiều rộng là 85 - 150 mm và chiều dài là 100 - 175mmCác chuẩn kích thước nguồn máy tính ATX - Website: https://hoanghapc.vn/psu-nguon-may-tinh - Showroom Hà Nội: 94E-94F Đường Láng , Phường Ngã Tư Sở , Quận Đống Đa, Hà Nội - Showroom Hồ Chí Minh: 260 Lý Thường Kiệt, Phường 14, Quận 10, Hồ Chí Minh - Điện thoại : 0969.123.666 - 0968.123.666 - Email : hoanghapcws@gmail.com - Hashtag: #nguonpc #nguonmaytinh

 

No products in the cart.

×